Người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Bệnh trĩ ngoại thường sớm được phát hiện và điều trị nhanh hơn, do người bệnh có thể sờ thấy khi trĩ ở mức độ nhẹ.
Với bệnh trĩ nội, thường người bệnh chỉ nhận biết được khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, búi trĩ sa hẳn bên ngoài hậu môn hoặc bị tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ.
Bệnh hay xảy ra ở người làm việc nhiều ở tư thế đứng hoặc tài xế, cảnh sát, chăn thú, khuân vác, nông dân, thợ may và vận động viên ở tuổi trung niên.
Bệnh trĩ có mấy cấp độ?
Bệnh trĩ ở cấp độ 1 & 2, người bệnh thường có các triệu chứng sau: Đau và chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn.
Bệnh trĩ ở cấp độ 3 & 4, búi trĩ bên trong (trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch hay gây nứt, áp xe hậu môn, hoặc búi trĩ bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và sinh ra các bệnh khác. Người bệnh có thể vừa mắc bệnh trĩ nội vừa mắc bệnh trĩ ngoại. Nếu không sớm điều trị, sẽ làm người bệnh ngày càng có cảm giác vướng víu, khó chịu, chảy máu và đau đớn nhiều hơn mỗi khi đại tiện.
Bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ có thể tự chữa trị, nếu để chuyển sang giai đoạn nặng thì việc điều trị bệnh trĩ sẽ trở nên rất khó khăn, phải có sự can thiệp của phẫu thuật.
Phải trị bệnh trĩ tận gốc để tránh tái phát
Trong điều trị, để trị bệnh trĩ tận gốc và ngăn ngừa tái phát, thuốc trị bệnh trĩ thường tập trung tác động chính trên tĩnh mạch trĩ với 3 tác động chính đó là: Kháng viêm, giảm đau rát, cầm máu: giải quyết chứng đi ngoài ra máu, đau rát, viêm ngứa hậu môn. Chống co thắt đại tràng và chống tăng trương lực thành mạch: Giúp đám rối tĩnh mạch trĩ co lại làm tiêu búi trĩ. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng: Trị táo bón.
Đăng nhận xét