Hầu hết các bài tập thể dục, các phương pháp tập yoga chỉ có thể áp dụng với những người mắc bệnh trĩ giai đoạn đầu, tuy nhiên những bài tập này cũng nên được áp dụng đối với những người đã tiến hành phẫu thuật để phòng ngừa bệnh tái phát.
Bài tập 1: Có thể tập mọi lúc mọi nơi, khi nằm, ngồi hoặc đứng. Thả lỏng cơ bắp toàn thân, tập trung tinh thần về vùng bụng dưới. Hít vào từ từ, khép và ép chặt hai bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc co thắt và thót vùng hậu môn lại như khi nhịn đại tiện. Nín thở và giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về bình thường, lưỡi đưa xuống. Làm khoảng 20 đến 30 lần, mỗi ngày tập 2-3 lần.
Bài tập 2: Tập khi đi bộ. Thẳng người, hàm khép hờ, hai tay buông thõng tự nhiên, bàn tay nắm hờ, tập trung hít thở đưa khí vào đan điền (vùng bụng dưới gần xương mu, là vùng tập trung khí của cơ thể). Các ngón chân cong gập bám chặt mặt đất. Vừa thót hậu môn vừa đi bộ từng bước nhẹ nhàng, thở đều. Ði bộ trong tư thế như vậy khoảng 3-5 phút. Sau đó giãn hậu môn về như cũ, thả lỏng các ngón chân, đi bộ đều khoảng 1-2 phút lại tiếp tục vừa đi bộ vừa thót hậu môn như trên. Mỗi lần tập khoảng 30 phút, ngày 1-2 lần. Bài tập này còn tốt cho những người bị các chứng tiểu tiện không tự chủ, dò hậu môn, sa trực tràng.
Bài tập 3: Ðứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, các ngón chân bám chặt mặt đất, hai tay buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, lưng thẳng. Miệng khép, đưa lưỡi xát vòng quanh vòm miệng trên – dưới. Khi nước bọt tiết đầy miệng, hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt lên hàm trên, nuốt từ từ, đồng thời thót hậu môn lại, nín thở giữ tư thế đó vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị lần tiếp theo. Làm như vậy khoảng 20 lần, kết thúc bài tập nên đi bách bộ trong 30 phút. Mỗi ngày tập hai lần. Bài tập này còn có tác dụng tăng cường, kích thích tiêu hóa, làm cho ăn uống ngon miệng hơn.
Lưu ý: Không nên tập khi trĩ đang bị chảy máu, nhiễm trùng búi trĩ, nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng hoặc đang trong giai đoạn đầu sau cắt, thắt trĩ.
Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014
Những bài tập thể dục điều trị bệnh trĩ
Written By cammera on Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014 | 19:02
Bài viết liên quan
Những điều lưu ý khi mắc phải bệnh trĩ nội
20/01/2014 - 0 Nhận xétNguyên nhân gây ra bệnh trĩ
20/01/2014 - 0 Nhận xétCác giai đoạn phát của bệnh trĩ nội
20/01/2014 - 0 Nhận xétBệnh trĩ nội nên làm gì
20/01/2014 - 0 Nhận xétTránh nhầm lẫn bệnh trĩ nội với sa trực tràng
20/01/2014 - 0 Nhận xétPhương pháp điều trị trĩ nội
20/01/2014 - 0 Nhận xétTrĩ nội là gì ?
20/01/2014 - 0 Nhận xétBiểu hiện và nguy hại của bệnh trĩ hỗn hợp
10/08/2013 - 0 Nhận xétTriệu chứng và giai đoạn của bệnh trĩ nội
10/08/2013 - 0 Nhận xétBiểu hiện của bệnh trĩ ngoại và ảnh hưởng
10/08/2013 - 0 Nhận xét
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Danh Mục Tin
- Bệnh Đau Nhức (11)
- Bệnh Giang Mai (1)
- Bệnh Gout (2)
- Bệnh Hôi Nách (9)
- Bệnh Khớp (11)
- Bệnh Lậu (6)
- Bệnh Nam Khoa (9)
- Bệnh Thông Thường (9)
- Bệnh Trĩ (21)
- Bệnh Trĩ Hỗn Hợp (2)
- Bệnh Trĩ Ngoại (5)
- Bệnh Trĩ Nội (13)
- Bệnh Xã Hội (14)
- Làm Đẹp (2)
- Sùi Mào Gà (7)
- Thức Uống (2)
- Xuất Tinh Sớm (3)
- Yếu Sinh Lý (6)
Bài đăng phổ biến
-
Chuỗi hạt ngọc dương vật Là những bóng nước màu da nhỏ li ti có vòm nhỏ, chỉ có hiện diện ở rãnh quy đầu hay vành của quy đầu. Thông thườn...
-
Kỹ thuật cắt dây thần kinh mẫn cảm lưng dương vật là kĩ thuật điều trị xuất tinh sớm hiệu quả nhất hiện nay. Độ an toàn cao, hiệu quả xác t...
-
Bệnh sùi mào gà là một loại bệnh xã hội phổ biến hiện nay, triệu chứng ban đầu của bệnh sùi mào gà là bị ngứa bị chảy máu sau khi trầy xước ...
-
Trong những năm trở lại đây tỉ lệ nam và nữa giới mắc bệnh giang mai tăng cao. Điều này cho thấy vấn đề nhận thức về bệnh giang mai chưa đượ...
-
Các chuyên gia thống kê cho biết, có tới 15% nam giới bị ung thư dương vật đã có tiền sử mắc bệnh sùi mào gà. Có không ít nam giới vì nguyên...
-
Ngứa ran, tê yếu hoặc mất cảm giác trên ngón tay,ngón chân có thể là những dấu hiệu của hội chứng Guillain barre. Nếu không chữa trị kịp th...
LƯỢT XEM TRANG
20916
Đăng nhận xét